Dinh dưỡng cho bé giúp cân bằng chất béo trong cơ thể

Ở độ tuổi lên 2, bé đã có thể nhận đủ chất dinh dưỡng và năng lượng hàng ngày từ các loại thực phẩm khác nhau, mẹ có thể giảm bớt lượng sữa nguyên kem.

Chất béo là một phần không thể thiếu trong bữa ăn của bé. Nếu thiếu chất béo, con bạn sẽ thiếu năng lượng, chậm phát triển, dễ bị quáng gà, viêm nhiễm và giảm sức đề kháng với bệnh tật
Dưới đây là 9 bí quyết để tạo ra sự cân bằng chất béo trong chế độ dinh dưỡng của bé và giúp con luôn khỏe mạnh.
1. Cho con bú sữa mẹ
Bằng cách này, mẹ sẽ mang đến cho con tất cả các axít béo cần thiết ở một lượng thích hợp nhất. Nếu bé đang bú sữa công thức, hãy trao đổi với bác sỹ để tìm lượng axít béo thích hợp, tuy rằng thành phần dinh dưỡng trong hầu hết các loại sữa công thức đều khá tương tự với sữa mẹ. Sữa gạo hay sữa đậu nành không dùng được cho trẻ sơ sinh vì hệ tiêu hóa của các bé chưa thể hấp thụ được.
2. Chọn thực phẩm giữ nguyên thành phần béo
cipelt
Khi bé bắt đầu ăn dặm, bữa ăn cần đảm bảo thành phần dinh dưỡng nên mẹ cần chọn các loại thực phẩm được giữ nguyên thành phần chất béo. Trong đó, các loại sữa nguyên kem vẫn rất cần thiết cho sự phát triển và hoạt động thường ngày của bé. Trong các loại sữa giảm béo không có đủ vitamin và năng lượng cho trẻ dưới 2 tuổi. Chỉ khi bé đã được 5 tuổi thì mẹ mới có thể cho con sử dụng sữa và các sản phẩm từ sữa được để nhãn là “không béo”.
3. Trẻ 2 tuổi có thể dùng sữa giảm béo
Ở độ tuổi lên 2, bé đã có thể nhận đủ chất dinh dưỡng và năng lượng hàng ngày từ các loại thực phẩm khác nhau, mẹ có thể giảm bớt lượng sữa nguyên kem.

Câu trả lời là không. Thậm chí nếu bạn đang cẩn thận áp dụng một chế độ dinh dưỡng ít chất béo cho những thành viên khác trong gia đình, bạn cũng không cần kiểm soát nghiêm ngặt lượng chất béo mà bé nạp vào trước khi bé 2 tuổi.
4. Cho bé làm quen với nhiều loại chất béo khác nhau
Mẹ nên thiết kế cho bé một chế độ ăn thật đa dạng, trong đó, bé cần được tiếp xúc với nhiều loại chất béo khác nhau. Ở độ tuổi này, bé bắt đầu hình thành nên thói quen ăn uống và những lựa chọn thực phẩm có ảnh hưởng lâu dài đến cuộc sống về sau.
5. Chú trọng đến omega-3
Loại axít béo này tồn tại trong sữa mẹ, và nó cũng được bổ sung vào sữa công thức. Một khi trẻ nhỏ không còn bú mẹ hay uống sữa công thức, mẹ có thể bổ sung cho con các loại cá đóng hộp, cá biển sâu, dầu thực vật để bổ sung đủ lượng omega-3 cho bé.

Các nhà nghiên cứu đã chỉ ra rằng, omega 3 có vai trò quan trọng trong sự phát triển về thể chất cũng như tinh thần của chúng ta, đặc biệt là đối với những trẻ em từ 0-6 tuổi. Bổ sung omega 3 giúp duy trì một cơ thể khỏe mạnh, phát triển thể lực tốt, hoàn thiện dần hệ thống miễn dịch, giúp ngăn…
6. Tinh toán kỹ dinh dưỡng trong bữa ăn gia đình
Mẹ đã bao giờ nhìn sâu vào thực đơn gia đình và tự hỏi, có bao nhiêu thực phẩm mình ăn chứa chất béo có lợi? Bao nhiêu món chứa chất béo có hại? Mẹ nên cố gắng hạn chế lượng tiêu thụ chất béo bão hòa xuống 10% nhu cầu dinh dưỡng hàng ngày.
7. Đọc kỹ thành phần dinh dưỡng
Nếu mẹ mua sữa, đồ hộp hay các loại thực phẩm đóng gói, sẽ dễ dàng tìm được bảng thành phần dinh dưỡng, trong đó có liệt kê tổng lượng chất béo và chất béo bão hòa. Bằng cách này, mẹ sẽ tính toán được chính xác lượng chất béo trong bữa ăn của bé yêu và gia đình.
8. Từ bỏ chất béo có hại
Những loại thực phẩm chứa nhiều chất béo bão hòa như thịt mỡ, sản phẩm từ sữa nguyên kem như phô mai, bơ, thực phẩm chiên ngập dầu, bánh ngọt được sản xuất theo dây chuyền công nghiệp, bánh quy, snack và kẹo nên được hạn chế. Hãy thay chúng bằng thịt nạc, sản phẩm sữa ít béo, các loại hạt, trái cây tươi và rau.
9. Chế biến bữa ăn gia đình
Nếu mẹ muốn hạn chế hấp thu các loại chất béo không có lợi, tốt nhất là tự lựa chọn thực phẩm và chế biến món ăn cho gia đình của mình thay vì mua các loại thực phẩm đã được chế biến sẵn ở hàng quán hay thực phẩm đóng hộp.

Cùng Danh Mục:

Nội Dung Khác

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *