Chế độ dinh dưỡng thích hợp cho bé tiểu học tốt nhất

Cho trẻ ăn no và nhiều vào bữa sáng (để tránh ăn quà vặt ở đường phố, hoặc một số trẻ ăn quá ít, nhịn sáng sẽ ảnh hưởng đến kết quả học tập, thậm chí hạ đường huyết trong giờ học).
Bắt đầu từ 6 tuổi, trẻ bắt đầu đi học. Các chất dinh dưỡng cung cấp hàng ngày cho trẻ qua thức ăn không chỉ để trẻ phát triển về thể chất, mà còn cung cấp năng lượng cho trẻ học tập. Vì vậy, được ăn uống một cách hợp lý ở lứa tuổi này sẽ giúp trẻ khỏe mạnh, phòng chống được các loại bệnh tật, là cơ sở quan trọng để trẻ học tốt hơn.

Nhưng ở lứa tuổi này, nếu cho trẻ ăn uống quá mức sẽ dẫn đến thừa cân và béo phì, tình trạng này đang có xu hướng gia tăng trong những năm gần đây, nhất là ở các thành phố lớn. Ngược lại nếu ăn không đủ trẻ sẽ bị còi cọc, hay ốm đau, bị thiếu máu hay buồn ngủ, ngủ gật trong giờ học dẫn đến học kém và chán học. Vậy ở lứa tuổi này trẻ nên ăn bao nhiêu là đủ?
tre

Một chế độ dinh dưỡng hợp lý là tiền đề vô cùng quan trọng để bé học tốt
Cung cấp đủ năng lượng và dinh dưỡng cho trẻ phát triển.

Nhu cầu về năng lượng và chất đạm ở lứa tuổi này như sau:

– 6 tuổi: năng lượng 1.600 Kcal, chất đạm 36g, – 7 – 9 tuổi: năng lượng 1.800 Kcal, chất đạm 40g,

– 10 – 12 tuổi: năng lượng 2.100 – 2.200 Kcal, chất đạm 50g.

Chú ý: nếu không có điều kiện chế biến nhiều loại món ăn trong một ngày thì có thể tính lượng đạm của trẻ như sau: cứ 100g thịt nạc tương đương với 150g cá hoặc tôm, 200g đậu phụ, 2 quả trứng vịt hoặc 3 quả trứng gà. Nếu ăn các loại bún, miến, phở, khoai, ngô, sắn thì phải giảm bớt lượng gạo đi.
Chế biến thức ăn cho trẻ như thế nào?

Lứa tuổi này trẻ đã hoàn toàn ăn cùng với gia đình, tuy nhiên các bà mẹ cần lưu ý một số điểm sau:

– Cho trẻ ăn no và nhiều vào bữa sáng (để tránh ăn quà vặt ở đường phố, hoặc một số trẻ ăn quá ít, nhịn sáng sẽ ảnh hưởng đến kết quả học tập, thậm chí hạ đường huyết trong giờ học).

– Nên cho trẻ ăn nhiều loại thực phẩm khác nhau, tránh ăn một vài loại nhất định.

– Khuyến khích trẻ ăn nhiều rau, để tránh táo bón, đồng thời cung cấp nhiều vi chất dinh dưỡng cần thiết cho sự phát triển của trẻ.

– Ăn đúng bữa, không ăn vặt, không ăn bánh, kẹo, nước ngọt trước bữa ăn.

– Không nên nấu thức ăn quá mặn, tập thói quen ăn nhạt.

– Không nên ăn quá nhiều bánh kẹo, nước ngọt vì dễ bị sâu răng. Đến bữa ăn nên chia suất ăn riêng cho trẻ, để tránh ăn quá ít hoặc quá nhiều.

– Tập thói quen uống nước kể cả khi không khát, lượng nước nên uống một ngày 1 lít.

– Giáo dục cho trẻ thói quen vệ sinh ăn uống: rửa tay trước khi ăn và sau khi đi đại tiện.

– Số bữa ăn: nên chia 4 bữa/ngày, 3 bữa chính và một bữa phụ.

Cùng Danh Mục:

Liên Quan Khác

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *