7 bí quyết giúp thai nhi thông minh và lớn nhanh

Tương tự như khi đọc truyện cho con nghe, âm nhạc và các giai điệu giúp bé phát triển khả năng cảm thụ. Khi lắng nghe một bài hát,

Nền tảng ngôn ngữ của bé phát triển ngay từ trong tử cung.Khoảng 3 tháng cuối thai kỳ, bé sẽ có thể nghe được âm thanh và ghi nhớ.

Mặc dù bé không hiểu được ý nghĩ thực sự của từ ngữ nhưng bé sẽ cảm nhận được giọng nói của mẹ và ghi nhớ chúng. Bên cạnh đó, đọc cho bé nghe truyện cổ tích hay những câu chuyện bạn thích còn giúp hình thành mối liên kết tình cảm giữa hai mẹ con.

3 tháng cuối thai kỳ, trẻ sẽ có thể nghe được âm thanh và ghi nhớ

Tiếp xúc với ánh nắng mặt trời mỗi ngày
grab14435170277_bi_quyet_giup_tre_thong_minh_tu_trong_bung_me_1

Vitamin D từ ánh nắng mặt trời rất quan trọng cho mẹ và bé. Đây là dưỡng chất thiết yếu giúp bé phát triển xương chắc khỏe. Ngoài ra, một số chuyên gia còn nhận thấy mối liên hệ giữa việc thiếu Vitamin D với sự phát triển bệnh tự kỷ ở bé. Vì vậy, mỗi ngày, mẹ bầu cần tiếp xúc với ánh nắng ít nhất là 20 phút và nhớ thoa kem dưỡng phù hợp để bảo vệ da.

Massage

Sau 20 tuần trong bụng mẹ, hệ thần kinh của trẻ đã phát triển giúp bé có thể cảm nhận được tác động từ bên ngoài. Bằng cách massage bằng dầu dưỡng, bạn không những cảm thấy thư giãn hơn, tránh bị rạn da mà còn góp phần giúp bé sớm phát triển khả năng nhận biết nhờ việc cảm nhận tiếp xúc từ các động tác xoa bóp.

Âm nhạc

Tương tự như khi đọc truyện cho con nghe, âm nhạc và các giai điệu giúp bé phát triển khả năng cảm thụ. Khi lắng nghe một bài hát, cơ thể bé sẽ sản sinh ra hormone serotonin để trẻ thấy hạnh phúc hơn. Đây cũng là cách tương tác khiến hệ thần kinh của trẻ phát triển tốt hơn.

Chế độ ăn đa dạng

Thực đơn đa dạng sẽ bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng tốt cho trí não của bé. Tuy nhiên cần tránh thức ăn chứa nhiều thủy ngân như cá mập, cá ngừ, cá kiếm. Nên ăn các loại cá giàu acid béo như cá hồi.

Tăng cường thể lực

Các bài tập vận động nhẹ nhàng và đều đặn như đi bộ góp phần tăng cường sức khỏe cho mẹ và bé trong thai kỳ .

Tránh tạo áp lực, căng thẳng

Bé sẽ cảm nhận được điều tương tự như mẹ, ngay cả những vấn đề nhỏ nhất cũng có thể ảnh hưởng đến cả hai mẹ con. Do đó, bạn nên tránh xa những việc hay những người khiến bạn thấy lo âu, căng thẳng. Thay vào đó, hãy tìm cách tịnh tâm, thư giãn như ngồi thiền, tập yoga. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng không nên bắt đầu tập yoga hay bất kỳ môn thể thao nào khi mang thai nếu trước đó bạn chưa từng tập vì sẽ gây áp lực không cần thiết cho bản thân.

Cùng Danh Mục:

Nội Dung Khác

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *